Bệnh Chuột trên cây Lúa

Chuột ruộng kiếm ăn vào ban đêm, hoạt động mạnh vào lúc hoàng hôn và bình minh.

Cả mùa mưa và mùa khô đều thuận lợi cho chuột sinh sản và phá hoại mùa màng.

Chuột cần thức ăn và nơi cư trú để sống và sinh sản. Chuột chỉ có thể sinh sản khi ăn đầy đủ dinh dưỡng, thiếu một trong các yếu tố (chất xanh, chất đạm, chất bột) chuột sẽ sinh sản kém rõ rệt.

Chuột thường kiếm thức ăn theo cùng một lối đi nhất định và thường làm tổ gần nơi có thức ăn thích hợp (ruộng lúa ở giai đoạn đòng - chín; ruộng, vườn có hoa quả chuột ưa thích…). Chúng chỉ di chuyển khi quần thể chuột quá đông hoặc nơi cư trú bị ngập lụt, nguồn thức ăn bị hết như ruộng lúa đã thu hoạch. Do đó, ở Miền Bắc thường phát động phòng trừ chuột đồng loạt vào thời kỳ đổ ải ở vụ xuân (tháng 1 hàng năm).

Số lượng chuột nhiều thường ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và làm đòng. Nếu gặp các điều kiện thuận lợi (ít mưa, trời ấm,…) chuột sinh sản thuận lợi hơn, mật độ phát triển tối đa và ngược lại.

Chuột có thói quen mài răng nên thiệt hại chuột gây ra lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu thức ăn của chuột.

Thường xuất hiện trên

Lúa

Triệu chứng

Chuột cắn thân cây, cắn đứt thân khi cây còn nhỏ, giai đoạn đòng ăn bông lúa, lúa chín ăn hạt lúa.

Chuột gây hại không chỉ do chúng tìm thức ăn mà còn do đặc tính thường xuyên mài răng, chúng cắn phá cây trồng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất lúa.

Chuột gây hại tất cả giai đoạn lúa từ giai đoạn hạt giống, mạ non, làm đòng đến thu hoạch. Phá hại mạnh nhất giai đoạn làm đòng.

Nhận biết sâu hại

Chuột có khả năng sinh sản rất nhanh, mỗi chuột cái có thể đẻ từ 3 - 5 lứa, mỗi lứa từ 6 - 8 con, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 40 - 60 ngày.

Thời gian từ khi mới đẻ đến khi chuột trưởng thành khoảng 2 tháng, thời gian sống của chuột khoảng trên dưới 1 năm.