Bệnh Rầy xanh đuôi đen trên cây Lúa

Nguyên nhân do rầy xanh đuôi đen gây ra.

Rầy trưởng thành ưa ánh sáng đèn, có thể bay xa tới vài cây số.

Sau khi nở, rầy non thường sống tập trung ở nơi râm mát, ẩm thấp.

Rầy thích nơi ẩm, rậm rạp, thời tiết nắng nóng, hạn gay gắt có mưa giông xen kẽ thường là điều kiện thuận lợi cho rầy xanh đuôi đen phát triển mạnh. Lúa thường bị rầy xanh đuôi đen gây hại nặng ở thời kỳ mưa ít, nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.

Rầy thường xuất hiện ở những ruộng trũng, vào thời kỳ lúa làm đòng đến ngậm sữa, ở những năm mưa nhiều tiếp theo là nắng khô, nhiệt độ cao.

Một năm rầy phát sinh khoảng 8 lứa, trong đó cần chú ý lứa 3: từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 6. Lứa 4 (lứa thứ nhất trong vụ mùa): từ cuối tháng 5 đầu đầu tháng 8, lứa 5: từ cuối tháng 7 đến trung tuần tháng 8.

Thường xuất hiện trên

Lúa

Triệu chứng

Rầy non và trưởng thành đều hút nhựa cây làm lúa sinh trưởng kém, héo vàng.

Rầy xanh đuôi đen còn là môi giới truyền bệnh virus như bệnh Tungro, vàng lụi, lùn sọc đen.

Nhận biết sâu hại

Rầy trưởng thành có màu xanh lá mạ, cuối cánh có vệt đen lớn, giữa cánh trước của rầy đực có chấm màu đen, của rầy cái có màu nâu nhạt. Mặt bụng của rầy đực màu đen, rầy cái màu nâu nhạt. Cánh dài che hết bụng.

Rầy cái đẻ trứng ở gân chính của lá hoặc mô bẹ lá lúa còn non. Trứng hình quả chuối, đầu to, đầu nhỏ. Mới đẻ màu trắng, sau có màu nâu và có màu đỏ ở đầu trứng.

Rầy non màu xanh vàng hay xanh lá mạ không có cánh, rầy có 5 tuổi. Rầy tuổi 1 - 2 có màu xanh nhạt, tuổi 3 - 4 có màu xanh vàng, tuổi 5 có màu xanh lá mạ.

Vòng đời: 25 - 30 ngày. Trứng: 3 - 5 ngày, sâu non: 15 - 17 ngày, trưởng thành: 7 - 10 ngày.