Bệnh Ốc bươu vàng trên cây Lúa

Nguyên nhân do ốc bươu vàng gây ra.

Ốc bươu vàng có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn bằng cách đóng nắp và vùi sâu trong đất.

Đặc biệt, chúng có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở.

Ốc bươu vàng cũng có thể sống trong nước ở nhiệt độ từ 0 - 32°C và sống trong đất khô 6 tháng khi điều kiện tự nhiên Thiếu đạmước.

Thường xuất hiện trên

Lúa, Rau muống

Triệu chứng

Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Giai đoạn phá hoại mạnh nhất khi ốc đạt 10 - 40 mm.

Trên ruộng lúa, các dấu hiệu nhận thấy ốc bươu vàng gây hại là: làm cho lá, thân cây lúa nổi trên mặt nước hoặc cây lúa đứt ngang thân.

Tốc độ gây hại: 1 con ốc bươu vàng (2 - 3 cm)/m² gây hại trong giai đoạn 3 - 20 ngày sau khi cấy sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 - 10 con ốc bươu vàng/m² thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng.

Nhận biết sâu hại

Trứng có màu hồng đậm khi mới đẻ và màu hồng nhạt khi gần nở, bám thành chùm trên nhánh cây, vật cứng.

Có dạng mập tròn, gồm đầu, thân và chân. Đầu có 2 đôi xúc tu (một đôi dài và một đôi ngắn).

Thân nằm trên thân, là một khối xoắn ẩn kín trong vỏ. Chân rộng, hình đĩa, màu trắng kem nằm ở phía bụng.

Phần đầu và chân thường thò ra ngoài đầu khi di chuyển. Toàn bộ cơ thể ốc nằm được bảo vệ bởi lớp vỏ.

Con đực có vẩy, miệng hơi nhô gợn sóng, con cái có vẩy miệng bằng phẳng, hơi lõm xuống.

Ốc bươu vàng có khả năng thích nghi rất rộng và có tốc độ sinh sản rất nhanh. Chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 200 - 300 trứng trong khoảng 3 giờ.

Sau 7 - 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Giai đoạn ốc non phát triển từ 15 - 25 ngày, sau đó là giai đoạn ốc lớn (26 - 59 ngày).

Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và ốc bươu vàng có thể sống đến 4 - 6 năm.