Bệnh Thiếu kẽm trên cây Lúa

Lượng Kẽm dễ tiêu trong đất thấp.

Các giống lúa rất mẫn cảm với thiếu Kẽm.

pH cao (trên hoặc bằng 7 trong môi trường yếm khí).

Hàm lượng HCO3 cao trong các đất đá vôi có hàm lượng chất hữu cơ cao hoặc hàm lượng HCO3 trong nước tưới cao.

Sức hút Zn giảm vì tăng sự hữu hiệu của Fe, Ca, Mg, Cu, Mn và P sau khi ngập nước.

Sự cố định Kẽm do bón nhiều P (thiếu Kẽm do Lân).

Hàm lượng Lâm trong nước tưới cao (chỉ những vùng nước bị ô nhiễm).

Bón nhiều phân hữu cơ và tàn dư thực vật.

Bón quá nhiều vôi.

Đất trước đây được bón nhiều N, P, K (không chứa Kẽm).

Trồng 3 vụ lúa trong 1 năm.

Các loại đất có khuynh hướng thiếu Kẽm:

Các loại đất bị rửa trôi, đất phèn cổ, đất nhiều Natri, đất mặn trung tính, đất đá vôi, than bùn, đất cát, đất phong hóa mạnh, đất chua, đất có cấu tượng thô.

Các loại đất có Lân và Silic cao.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Cà tím, Cải bắp, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Cam, Quýt, Bưởi, Mắc ca, Cà chua, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Lan đai châu, Hoa giấy, Vải

Triệu chứng

Cây cằn cỗi, lá ở dưới rũ xuống và khô có các đốm và sọc rỉ màu nâu xuất hiện 24 tuần sau khi cấy.

Cây sinh trưởng không đều, khóm lúa phát triển kém nhưng cây có thể hồi phục mà không cần sự can thiệp.

Khi thiếu Zn trầm trọng đẻ nhánh kém và có thể ngừng hoàn toàn, thời gian chín có thể bị kéo dài.

Thiếu Zn cũng có thể tăng số bông vô hiệu.

Sống lá, đặc biệt ở gần gốc lá của những lá non bị vàng úa. Lá mất sức cương (đóng mở khí khổng) và trở thành màu nâu vì các vết và sọc màu nâu xuất hiện ở các lá dưới, to ra và tạo thành một khối. Thỉnh thoảng có vạch trắng xuất hiện dọc theo sống lá. Sinh trưởng cằn cỗi và phiến lá thu hẹp.