Bệnh Thiếu Sắt trên cây Lúa

Nồng độ Fe2+ hòa tan trong vùng đất cạn thấp.

Bị khử trong điều kiện ngập nước (Ví dụ: đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp).

Các loại đất kiềm hay đá vôi có pH cao sau khi ngập nước (ví dụ: độ hòa tan và sức hút Fe của cây bị giảm vì nồng độ bicacbonat lớn).

Tỷ lệ P : Fe trong đất lớn (Ví dụ: Sắt bị liên kết thành dạng Fe phosphat do bón phân có quá nhiều phân lân).

Các loại đất có khuynh hướng thiếu Sắt: Các loại đất cạn trung tính, đá vôi và kiềm; đất lúa nước kiềm và đá vôi có hàm lượng chất hữu cơ thấp; đất lúa nước mà chủ động tưới tiêu với nguồn nước có tính kiềm; đất có cấu tượng thô hình thành trên đá granit. Thiếu Sắt khi nồng độ Sắt trong đất dưới 2 mg Fe/kg, chiết bằng amoni acetat, pH = 4, 8 hoặc dưới 45 mg Fe/kg, chiết bằng DTPA - CaCl2, pH = 7, 3.

Lượng Sắt hữu hiệu tăng sau khi ngập nước. Độ hòa tan Sắt tăng khi Fe3+ bị khử thành Fe2+ hòa tan nhiều hơn trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Trong các loại đất ngập nước, xuất hiện thiếu sắt do quá trình phân hủy chất hữu không đủ để khử Fe3+ thành Fe2+.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Hồ tiêu, Lily, Quýt, Bưởi, Mắc ca, Dưa lưới, Hoa đào, Bí ngô, Lay ơn, Hoa hướng dương, Vải, Mận

Triệu chứng

Bệnh úa vàng và vàng giữa các gân lá của lá mới ra.

Toàn bộ lá trở nên úa vàng và rất nhợt nhạt.

Toàn bộ cây lúa trở nên úa vàng và chết nếu thiếu Sắt nghiêm trọng.

Thiếu Sắt là rất quan trọng đối với đất trồng cạn nhưng thường biến mất một tháng sau trồng lúa.

Thiếu Sắt dẫn đến lượng chất khô giảm, hàm lượng chất diệp lục trong lá bị giảm và hoạt động của các enzym có liên quan đến chuyển hóa đường cũng bị giảm.