Bệnh Rầy xám/rầy nâu trên cây Lúa

Nguyên nhân do rầy nâu gây ra.

Thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ.

Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều, và ngược lại.

Dạng cánh ngắn có thời gian sống dài, tỷ lệ cái/ đực cao, số lượng trứng cao hơn loại cánh dài; hơn nữa, rầy cánh ngắn đẻ trứng sớm hơn do vòng đời ngắn hơn rầy cánh dài. Vì thế khi rầy cánh ngắn xuất hiện nhiều thì hiện tượng "cháy rầy" dễ xảy ra.

Hàng năm ở Miền Bắc có 7 - 8 đợt rầy, trong đó đáng lưu ý là đợt 2 - 3 hại lúa đông xuân vào tháng 4 và tháng 5; đợt 6 hại lúa mùa vào trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10. Miền nam có thể lên đến 12 đợt/năm.

Rầy nâu hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; ruộng lúa trũng, xanh tốt, cấy dày, bón nhiều đạm.

Thường xuất hiện trên

Lúa, Rau muống

Triệu chứng

Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây khiến cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân 1 vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưởng, thân (lá) bị khô héo (cháy rầy).

Hàng năm ở Miền Bắc có 7 - 8 đợt rầy, trong đó đáng lưu ý là đợt 2 - 3 hại lúa đông xuân vào tháng 4 và tháng 5; đợt 6 hại lúa mùa vào trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10. Miền Nam có thể lên đến 12 đợt/năm.

Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá.

Nhận biết sâu hại

Rầy trưởng thành có 2 dạng: cánh ngắn và cánh dài.

Dạng cánh ngắn: cánh trước dài đến đốt bụng thứ 6; con đực màu nâu đen, cánh trước dài 2/3 bụng.

Dạng cánh dài: mặt bụng màu nâu vàng; màu nâu tươi, nhỏ, gầy hơn con cái.

Trứng hình cong, dài trong suốt. Trứng rầy đẻ thành hàng trong phần mô gân, lá, bẹ lá. Mỗi hàng có 6 - 8 quả. Mỗi con cái đẻ khoảng 400 - 600 quả trứng.

Rầy non lưng màu nâu đậm, phần ngực có đốm dạng mây, bụng màu trắng sữa, màu cánh kéo dài đến đốt thứ 4 của bụng. Rầy non có 5 tuổi, tuổi 1 có màu trắng sữa, tuổi 2 có màu vàng rơm.

Rầy non khi mới nở ít di động, sống tập trung dưới gốc cây.

Thời gian sinh trưởng và phát dục các giai đoạn của rầy nâu biến động khoảng 35 - 55 ngày, phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt liên quan chặt chẽ với yếu tố nhiệt độ và ẩm độ. Trung bình, thời gian phát dục các giai đoạn của rầy biến động như sau:

Thời gian trứng 6 - 8 ngày. Rầy non 12 - 14 ngày, có 5 tuổi, mỗi tuổi 2 - 3 ngày. Trưởng thành sống: 20 - 30 ngày, từ vũ hoá đến đẻ trứng 3 - 5 ngày.