Bệnh Bệnh do ngộ độc mặn trên cây Lúa

Sự sinh trưởng của cây trên đất mặn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi lượng các muối hòa tan cao (NaCl) gây ra ngộ độc ion, mất cân bằng ion và cân bằng nước bị suy yếu.

Trên các loại đất nhiều natri, sinh trưởng của cây chủ yếu bị ảnh hưởng bởi pH và nồng độ HCO3cao. Những nguyên nhân chính gây mặn là:

Tưới nước kém hoặc tưới nước không đủ trong từng mùa vụ/ năm mà có lượng mưa thấp.

Bốc hơi cao.

Độ mặn nước ngầm tăng.

Sự xâm nhập của nước biển ở các vùng ven biển.

Đất xảy ra mặn: Đất mặn ven biển; đất phèn mặn (đồng bằng sông Cửu Long), đất nhiều Natri.

Thường xuất hiện trên

Lúa

Triệu chứng

Ngọn lá màu trắng, sinh trưởng bị còi cọc và không đều.

Ngọn của các lá bị ảnh hưởng có màu trắng và các đám loang lổ do bệnh úa vàng xuất hiện trên một vài lá. Đất bị mặn dẫn đến lúa sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh giảm. Sinh trưởng ngoài đồng ruộng rất không đều. Biểu hiện này xuất hiện ở lá đầu sau đó lá thứ hai tiếp theo là các lá đang sinh trưởng.

Lúa chịu được độ mặn hơn lúc nảy mầm nhưng cây có thể bị ảnh hưởng lúc cấy, mạ non và giai đoạn trổ bông.

Mặn hoặc nhiều Natri có thể đồng hành với thiếu Lân, thiếu Kẽm, thiếu Sắt hoặc ngộ độc Bo.