Bệnh Bệnh nghẹt rễ do ngộ độc hữu cơ trên cây Lúa

Do bị ngộ độc hữu cơ.

Thời gian thu hoạch vụ trước đến gieo cấy lúa vụ sau ngắn, rơm rạ và tàn dư hữu cơ bừa lồng vùi trong đất chưa kịp phân hủy.

Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao của vụ mùa, tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, làm cho đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí.

Khi không đủ oxi, các chất hữu cơ đang giai đoạn phân giải không hoàn toàn nên tạo ra các axít hữu cơ làm tăng độ chua của đất, tác động xấu đến sự hô hấp của bộ rễ, đồng thời cũng sinh ra một số khí độc như: CH4, H2S..., làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây độc cho cây lúa.

Khi ngộ độc hữu cơ xảy ra trước hết sẽ tác động trực tiếp đến hệ rễ lúa làm cho rễ kém phát triển, khả năng hút dinh dưỡng và nước giảm dần, do đó không có khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất lên cây làm cho bộ phận phía trên bị ảnh hưởng.

Ngộ độc hữu cơ thường thấy ở đất trũng thấp, ngập nước, nhiều sét, cày vùi nhiều rơm rạ và thường xảy ra ở vụ mùa, vụ hè thu.

Thường xuất hiện trên

Lúa

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện sau cấy từ 15 - 30 ngày.

Ngọn lá lúa biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu, lá có khuynh hướng dựng đứng. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít.

Nhổ cây lúa lên kiểm tra thấy bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh. Dù có bón phân đầy đủ lúa vẫn không xanh. Nếu không kịp chữa trị, lúa sẽ lụi dần và chết.