Bệnh Bệnh tiêm lửa trên cây Lúa

Nấm sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, trong khoảng nhiệt độ từ 10 - 41°C, ẩm độ không khí 60 - 100%. Sợi nấm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 20 - 25°C và sợi nấm chết ở 48 - 50°C trong 10 phút.

Trong điều kiện khô ráo bào tử có thể tồn tại 2 năm và sợi nấm tồn tại tới 3 năm. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện mưa ít, sương nhiều và có thể thành dịch trong mùa hạn hán.

Trên hạt giống nấm tồn tại trên vỏ hạt, ở mày hạt, giữa lớp mày và vỏ hạt, đôi khi ở nội nhũ.

Nấm có thể tồn tại trong rơm rạ, trong đất và sống sót trên hạt giống trong bảo quản dưới dạng bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh trong khoảng thời gian từ 2 - 3 năm.

Nếu thiếu các khoáng chất trong đất như nitơ, kali, phốt pho, silic và mangan, điều này sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Nguồn bệnh đầu tiên thường từ hạt giống nhiễm bệnh, nấm gây bệnh trên chồi non và rễ làm giảm tỷ lệ nảy mầm khoảng 11 - 29% và giảm sức sống của cây con.

Thường xuất hiện trên

Lúa

Triệu chứng

Bệnh có thể xuất hiện trên lá mầm, bẹ lá, lá, thân và hạt.

Khi hạt nhiễm bệnh nảy mầm, vết bệnh là các đốm nhỏ màu nâu trên lá mầm và các rễ non cũng có thể bị bệnh dưới dạng các vết đen nhạt.

Vết bệnh ban đầu trên lá là chấm nhỏ màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt và vết bệnh điển hình có hình bầu dục giống hạt vừng, có màu nâu non, xung quanh có quầng vàng.

Bệnh có thể tạo vết bệnh màu nâu trên vỏ hạt làm hạt lép.