Bệnh Bệnh lem lép hạt trên cây Lúa

Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có khoảng 12 loại nấm, vi khuẩn khác nhau gây nên loại bệnh này trên hạt lúa và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt.

Do nhện gié: Nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.

Do vi khuẩn Pseudomonas Glumae (hay Burkholderia Glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.

Do các loại nấm: Alternaria Bipolaris Oryzae, Fusariumsp, Curvularia Lunata, Microdochium Oryzae, Phoma sp, Pyricularia Oryzae, Sarocladium Oryzae, Septoriasp, Tilletia Barclayana, Ustilaginoidea Virens,…

Chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau.

Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trỗ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều.

Thường xuất hiện trên

Lúa

Triệu chứng

Hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen, từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu; bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch.

Nấm có thể bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi thu hoạch, lưu tồn và tiếp tục gây hại làm hạt bị lem.