Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Cam

Rệp sáp là một trong những loài rệp phổ biến nhất. Phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô hanh khi cây bị thiếu nước do rệp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả.

Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển mạnh. Trong điều kiện có nhiều cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để kiến trú ngụ mang rệp lây lan. Chúng ít di chuyển, phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha đi (kiến hôi, kiến cao cẳng…)

Hầu hết các vườn có sự bộc phát của rệp sáp là những vườn thiếu chăm sóc, độ ẩm cao, không thoáng mát hoặc trên những vườn đã sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp sáp:

Rệp sáp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái… và cả rễ cây có múi.

Trong quá trình sống rệp bài tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển.

Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.

Rệp sáp giả/rệp bông:

Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái.

Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn.

Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh (Polyporus sp.) và bị còi cọc. Rệp sáp được phát hiện dưới mô nấm khi nó được bóc đi. Khi bị hại vùng rễ do rệp sáp kết hợp với mô nấm, làm cho cây dễ bị chết. Rệp sáp gây hại cả trên thân bao gồm lá, cành non và dưới gốc quả. Phân của rệp thu hút nấm đen tới làm ảnh hưởng đến quang hợp.

Nhận biết sâu hại

Rệp sáp:

Rệp sáp có hình bầu dục, thuôn dài. Mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt. Rệp cái không có cánh, rệp đực nhỏ hơn có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối.

Trứng hình bầu dục nhỏ màu trắng trong, trứng được đẻ thành bọc, trong bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngoài bọc có lớp sáp bông trắng bao phủ.

Rệp non lúc mới nở có màu xám, nhỏ bằng con mạt, sau lần lột xác thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn. Sau nở khoảng 7 - 10 ngày gần đuôi hình thành hai tua áp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, trên cơ thể bắt đầu có áp trắng bao phủ và từ đó chúng di chuyển chậm chạp và thường tìm các nơi kín đáo để sinh sống.

Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 - 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng.

Rệp sáp giả/rệp bông:

Rệp trưởng thành hình thon, màu vàng nhạt đến vàng cam. Rệp sáp đực sống trong 2 - 4 ngày sau khi thay lông giai đoạn ấu trùng sau cùng. Con cái sống trung bình 87,6 ngày khi trưởng thành và có thể bắt đầu đẻ trứng 15 - 26 ngày trong thời gian trưởng thành của nó. Con cái đẻ từ 200 - 400 trứng, trung bình 300 trứng trong một vòng đời.

Trứng màu vàng, nằm trong một túi do rệp cái tiết ra. Trứng được đẻ trên trái, lá hay chỗ nứt của vỏ. Trứng nở trong 2 - 10 ngày.

Con rệp sáp đực có 4 giai đoạn ấu trùng gọi là sâu non (instar). Mỗi giai đoạn sâu non được phân biệt bởi sự thay lông. Giai đoạn sâu non tuổi 1 trải qua 7 - 14 ngày; trung bình 9,9 ngày; tuổi 2: 6 - 16 ngày, trung bình 8,7 ngày; tuổi 3: 2 - 3 ngày, trung bình 2,5 ngày; và tuổi 4: 1 - 6 ngày, trung bình 3 ngày.

Rệp sáp cái chỉ có 3 giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng tuổi 1 trải qua từ 7 - 17 ngày, trung bình 11,5 ngày. Tuổi 2: 5 - 13 ngày, trung bình 8,2 ngày. Tuổi 3: 5 - 14 ngày. Trung bình 8,4 ngày. Vòng đời (từ trứng cho đến khi đẻ trứng) biến thiên từ 20 - 44 ngày.

Mật số rệp sáp thường cân bằng số lượng con cái và con đực.