Bệnh Rệp muội nâu trên cây Cam

Rầy mềm là loài đa ký chủ. Chúng gây hại trên nhiều loại cây như cây có múi, cà phê, trà, xoài, đu đủ, ca cao...

Trong điều kiện nhiệt đới, thức ăn phù hợp, rầy cái thường không có cánh, chủ yếu là sinh sản đơn tính và đẻ con. Do vậy, chúng tích lũy mật số rất nhanh. Còn khi mật số của rầy cao, hết thức ăn phù hợp, rầy sẽ sinh cánh dài, bắt cặp và di chuyển đi tìm nguồn thức ăn, sản sinh quần thể mới.

Thường xuất hiện trên

Xoài, Cà phê, Cam, Chanh dây, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Hành tây, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Hoa hồng, Hồ tiêu, Quýt, Bưởi, Hoa trà

Triệu chứng

Cả rầy non và trưởng thành đều bám ở mặt dưới lá, cành và đọt non để chích hút làm cho chồi, lá biến dạng, cong queo, còi cọc, không phát triển được, giảm sức tăng trưởng của cây.

Sự gây hại của rầy mềm làm cho trái bị chín sớm và giảm phẩm chất.

Phân do rầy mềm thải ra có chứa đường sẽ thu hút nấm đen tới đóng trên thân hay lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Nhận biết sâu hại

Rầy trưởng thành có 2 dạng:

Dạng có cánh: chân và râu đầu màu vàng nâu hơi nhạt. Cơ thể dài từ 1,44 - 1,80 mm.

Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,70 - 1,80 mm; màu nâu đỏ.

Rầy sống thành quần thể, tập trung trên lá, cành non.

Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.