Bệnh Nhện đỏ trên cây Cam

Thuộc loài đa ký chủ gây hại nặng trên cây có múi, ngoài ra còn các

cây ăn trái khác như đu đủ, táo,dâu, xoài….

Vào mùa hè giai đoạn từ trứng đến thành trùng khoảng 2 tuần, vào mùa đông tăng lên đến 8 tuần.

Điều kiện thời tiết khô hạn mật độ tăng nhanh. Nhện hoạt động quanh năm nhưng mạnh nhất trong mùa khô.

Thường xuất hiện trên

Cam, Thanh long, Sắn, Sầu riêng, Ớt, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Rau mùi ta, Hoa hồng, Chôm chôm, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Đỗ quyên, Cà chua, Hoa mai, Lan đai châu, Hoa giấy

Triệu chứng

Nhện đỏ là loài đa ký chủ có vòng đời ngắn (10 - 15 ngày) nên mật số tăng rất nhanh nhất là trong điều kiện khô hạn. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây:

Trên lá, khi bị gây hại sẽ có những chấm nhỏ li ti. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, biến dạng sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.

Trên quả, nhện trưởng thành và sâu non thường sống tập trung gần cuống và phần lõm của quả, khi quả còn non, chích hút biểu bì, làm vỡ túi tinh dầu trên vỏ quả, tinh dầu chảy tràn trên bề mặt vỏ quả, sau đó các vết này khô dần làm cho vỏ quả bị sần sùi, có màu vàng bẩn giống như cám gạo nên gọi là "da cám".

Nhện thích chích hút trên những quả còn xanh làm xuất hiện màu vàng nhạt trên vỏ quả.

Nhận biết sâu hại

Thành trùng đực dài khoảng 0,3 mm; con cái 0,35 mm; màu cam hay đỏ sậm, hình bầu dục tròn. Thành trùng cái đẻ khoảng 20 - 40 trứng, mới nở thành trùng có 3 cặp chân, các tuổi sau 4 cặp chân. Có 6 - 8 thế hệ ở mỗi năm.

Sâu trưởng thành đực thường tìm thấy gần sâu non cái sắp vũ hóa để chờ bắt cặp.

Trứng rất nhỏ, tròn, màu đỏ, được đẻ rời rạc trên lá.

Sâu non có 3 đôi chân, trong đó 2 đôi hướng về phía trước và 1 đôi hướng về phía sau.

Vòng đời ngắn 12 - 15 ngày.