Bệnh Bệnh bồ hóng trên cây Cam

Bệnh bồ hóng (Capnodium citri):

Loài nấm này sống ký sinh trên chất thải của rệp bông/rệp sáp giả.

Nấm bám nhiều trên bề mặt lá ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá, kéo theo sức ra hoa và tạo quả của cây cũng giảm.

Bệnh đốm bồ hóng (Meliola commixta):

Xuất hiện ở mặt dưới của những lá cam quýt đã già (nhất là những lá nằm ở dưới thấp). Hầu như không thấy ở lá bánh tẻ và không thấy xuất hiện ở những lá non.

Bệnh gây hại khá phổ biến trên cây cam quýt, nhất là ở những vườn trồng dầy, thiếu ánh sáng, độ ẩm trong vườn cao.

Nếu bị nặng bộ lá sẽ phát triển kém, khiến cây còi cọc.

Bệnh phát triển lai rai quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh nhất vào giai đoạn cuối vụ, khi sắp thu hoạch quả.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Bông vải, Đậu tương, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cam, Thanh long, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà

Triệu chứng

Bệnh bồ hóng (Capnodium citri):

Nếu ở mặt trên của lá, trên vỏ cành, vỏ quả... bị phủ đều một lớp bồ hóng, màu đen, không tạo thành từng đốm riêng biệt.

Khi lấy tay, lấy giẻ lau hoặc dùng nước để rửa thì lớp bồ hóng này sẽ hết, trả lại cho chỗ vừa lau màu xanh tự nhiên vốn có của nó (thực ra nó xanh nhạt hơn một chút) thì đây là bệnh bồ hóng.

Bệnh đốm bồ hóng (Meliola commixta):

Ở mặt dưới của lá có những đốm tơ màu đen hơi tròn, kích thước cỡ vài mm đến 1cm, hoặc những đốm đen nhỏ cỡ 1mm trong các lõm khuyết tinh dầu của bề mặt vỏ quả, đốm càng già thì màu đen càng sậm hơn.

Nếu bị nặng các đốm bệnh có thể hòa lẫn vào nhau thành một đám. Khi cạo bỏ lớp bồ hóng đi sẽ thấy mô lá phía dưới của đốm bệnh có màu thâm đen.

Bề mặt của vết bệnh hơi gồ lên, cao hơn so với mặt lá một chút, nhìn dưới kính lúp thì thấy đó chính là lớp bào tử nấm rất mịn.