Bệnh Bệnh đốm vòng/cháy sớm lá trên cây Khoai tây

Bệnh do nấm Alternaria solani gây ra.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao.

Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng ít nhất là một năm.

Ở Đà Lạt bệnh phát sinh mạnh từ tháng 4 đến tháng 10.

Thường xuất hiện trên

Ớt, Cà tím, Cà chua, Khoai tây

Triệu chứng

Bệnh gây hại trên thân, tán lá và củ khoai tây.

Trên lá: Sự lây nhiễm ban đầu xảy ra trên các lá già, với các đốm nâu đen đồng tâm phát triển chủ yếu ở tâm lá.

Triệu chứng ban đầu là những vết bệnh nhỏ 1 - 2 mm màu đen hoặc nâu và trong điều kiện môi trường thuận lợi, vết bệnh sẽ to ra và thường có quầng vàng bao quanh.

Các vết bệnh có đường kính lớn hơn 10 mm thường có các vòng đồng tâm sắc tố sẫm màu. Vết bệnh được gọi là “mắt bò” này đặc trưng cho bệnh đốm vòng. Khi các vết bệnh mở rộng và các vết bệnh mới phát triển toàn bộ lá có thể bị úa vàng, khô và rụng.

Trên thân: Các vết đốm không có đường viền rõ ràng như trên lá.

Vết bệnh xảy ra trên thân cây thường trũng xuống và có dạng thấu kính với tâm sáng và có các vòng đồng tâm điển hình.

Trên củ: Các triệu chứng trên củ khoai tây được đặc trưng bởi vết bệnh lõm xuống, không đều, xung quanh thường có một đường viền màu tím nổi lên. Bên dưới bề mặt vết bệnh, mô củ có màu da hoặc sần sùi với sự đổi màu nâu. Các vết bệnh trên củ có xu hướng khô và ít bị các sinh vật thứ cấp xâm nhập hơn so với các vết bệnh thối củ khác. Sau khi bảo quản trong thời gian dài, củ bị bệnh nặng có thể bị teo lại.