Bệnh Bọ trĩ trên cây Khoai tây

Bọ trĩ gây hại nặng khi thời tiết hanh khô kéo dài. Do đó, bọ trĩ thường gây hại nhiều trong vụ Đông, ít hại trong vụ Xuân.

Bọ trĩ sống tập trung ở đọt non hay mặt dưới của lá non. Con cái đẻ trứng dạng hình bầu dục trong lá, trên cuống lá và các phần thân mềm.

Nhiều khi nhện và bọ trĩ cùng xuất hiện hại khoai tây. Cây bị hại rất nhanh, nhất là khi cây non.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Mía, Mía, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Hồ tiêu, Đồng tiền, Sen ao, hồ, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Mồng tơi, Chôm chôm, Lily, Sen chậu, Hoa mai, Dưa lưới, Hoa cúc, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Lay ơn, Đậu bắp, Mận, Thanh long

Triệu chứng

Bọ trĩ cào các mô và hút nhựa cây làm giảm hàm lượng chất xanh, gây vàng hóa và mất nước, lá khô và chết.

Bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus héo rũ đốm cà chua (TSWV) cho cây khoai tây.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành: Dài khoảng 1,0 - 1,2 mm; có màu vàng nhạt đến vàng đậm, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon, dọc đường lưng có một đường đen. Trưởng thành kéo dài 30 - 45 ngày.

Trứng: Hình bầu dục, thường được đẻ trong gân lá hay phần thân mềm của cây, kéo dài 3 - 6 ngày.

Bọ trĩ non: Không có cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Giai đoạn sâu non bao gồm 2 tuổi ấu trùng hoạt động, tiền nhộng và nhộng, mỗi tuổi kéo dài 3 - 6 ngày. Khi hóa thành nhộng chúng ở dưới đất khoảng 2 - 4 ngày.