Bệnh Ruồi đục lá trên cây Khoai tây

Ruồi đục lá phát sinh quanh năm, gây hại nặng trong điều kiện mùa khô.

Nhiệt độ thích hợp cho ruồi đục lá phát sinh từ 23°C - 29°C, độ ẩm từ 85 - 90%.

Con cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Khổ qua (Mướp đắng), Xà lách, Cải xanh, Lan Hồ Điệp

Triệu chứng

Trưởng thành và ấu trùng (sâu non) đều ăn và phá hoại lá cây.

Con trưởng thành gây hại bằng cách đục thủng bề mặt lá để ăn mô lá, đẻ trứng.

Ấu trùng mới nở chui vào lá và ăn chất trung bì giàu lục lạp, tạo thành đường đục ngoằn ngoèo.

Phần lớn ấu trùng trưởng thành ở gần gân giữa. Mô lá bị ruồi hại nặng dễ hoại tử chết và biến thành màu nâu.

Cây bị hại nặng bị giảm quang hợp, sinh trưởng kém. Ruộng cây bị nhiễm bệnh nặng như bị đốt cháy.

Vết thương do ruồi đục tạo điều kiện cho các loài nấm và vi khuẩn xâm nhập gây hại.

Nhận biết sâu hại

Ruồi có vòng đời trung bình 25 - 30 ngày.

Ruồi trưởng thành nhỏ, dài 2 - 3 mm, màu đen, đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá.

Trứng rất nhỏ, tròn, màu trắng trong, sắp nở màu vàng nhạt.

Sâu non dạng dòi có màu vàng trong, không đầu, không chân, phần trước hơi vàng, ruột bên trong có màu đen.

Nhộng màu nâu vàng, đính trên lá, thân cây hoặc rơi xuống mặt đất.

Vòng đời của ruồi thường rất ngắn, thông thường khoảng 2 tuần, có nhiều lứa trong vụ trồng nên mức độ gây hại rất lớn.