Bệnh Rầy xanh/rầy lá trên cây Khoai tây

Trứng được đẻ trong mô thực vật và rất khó nhìn thấy. Rầy non sống thành bầy ở phần mặt dưới (phía dưới) của các lá chét.

Hàng năm rầy thường phát sinh gây hại vào hai thời vụ chính: tháng 3 - 5 và tháng 10 - 11.

Trời mưa to, thời gian mưa kéo dài hoặc khô hạn không có lợi cho sự phát triển của rầy.

Điều kiện thuận lợi cho rầy gây hại và sinh sôi nảy nở là lúc thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng hoặc nắng mưa xen kẽ.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Đậu tương, Kê, Cao lương, Ngô, Đậu bắp, Lạc, Khổ qua (Mướp đắng)

Triệu chứng

Rầy thường xuất hiện dưới biểu bì lá non trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Rầy hút nhựa ở lá tạo thành các đốm nhỏ trắng nhạt ở dưới biểu bì lá làm lá co rúm, mép lá quăn lại không bình thường, cây sinh trưởng kém.

Chúng chích dịch độc hại trong khi kiếm ăn, gây hoại tử lá và cản trở sự phát triển của cây. Bị hại nghiêm trọng, các cây có thể chết yểu.

Rầy xanh còn là đối tượng trung gian truyền bệnh khảm (virus) cho cây.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành (2 - 21 ngày): Thân dài từ 2,5 - 4,0 mm; màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.

Trứng (5 - 8 ngày): Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu.

Rầy non (9 - 11 ngày (mùa Xuân); 7 - 8 ngày (mùa Hè); 14 - 16 ngày (mùa Đông)): Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2 mm.