Bệnh Bệnh trắng lá mía trên cây Mía

Bệnh chủ yếu lây truyền qua hom giống và các loài côn trùng môi giới (vector) truyền bệnh là loài rầy hoa Matsumuratettix hiroglyphicus Matsumura và rầy vàng lưng trắng Yamatotettix flavovittatus Matsumura.

Tiểu thể phytoplasma có thể tồn tại trong cơ thể rầy và truyền từ mẹ sang con, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Khi con rầy mang mầm bệnh chính hút cây mía khỏe, các tiểu thể phytoplasma cũng theo đó mà lây truyền sang và gây bệnh cho cây mía khỏe.

Bệnh trắng lá mía thường phát sinh và gây hại nặng hơn cho cây mía khi trồng trên chân đất cát trong điều kiện khô và nóng, đây cũng là điều kiện thích hợp cho loài côn trùng môi giới truyền bệnh sinh sản và phát triển.

Thường xuất hiện trên

Mía, Mía

Triệu chứng

Triệu chứng ban đầu là trên các các lá đọt xuất hiện một số vết sọc dài, hẹp, màu kem hoặc trắng chạy dọc từ gốc phiến lá đến đầu phiến lá và song song với gân lá chính.

Khi bệnh phát triển, các vết bệnh lan rộng ra và nhập lại với nhau làm cho cả phiến lá biến thành màu trắng.

Các lá của cây bị bệnh trắng lá thường ngắn, nhỏ và hẹp hơn so với cây khỏe.

Triệu chứng bệnh trắng lá rất dễ nhầm lẫn nên cần phải phân biệt rõ với bệnh chồi cỏ, bệnh chồi cỏ xanh, bệnh cằn gốc và bệnh thiếu dinh dưỡng sắt. Trong khi cây mía bị bệnh trắng lá có toàn bộ phiến lá bị trắng thì bệnh chồi cỏ xanh có triệu chứng đẻ nhiều chồi màu xanh (không bị trắng); bệnh chồi cỏ đẻ nhiều chồi màu vàng còi cọc; bệnh cằn gốc đẻ nhiều chồi còi cọc, chết bụi và trên lá xuất hiện nhiều sọc, vết lốm đốm; còn cây mía bị bệnh thiếu sắt thì phần thịt lá có màu vàng hoặc trắng, trong khi phần gân lá vẫn còn xanh.