Bệnh Sâu đục thân mình vàng trên cây Mía

Mỗi năm thường có từ 7 hoặc 8 lứa sâu phát sinh gây hại.

Trên ruộng mía tơ Đông xuân sâu chủ yếu gây hại trên mía già từ 9 tháng sau khi trồng cho đến khi thu hoạch.

Trên mía tơ Hè thu sâu chủ yếu gây hại trên mía mầm từ 3 - 5 tháng tuổi và mía già từ 8 - 10 tháng tuổi.

Tỷ lệ mầm bị "héo đọt" trên ruộng mía gốc thường cao hơn ruộng mía tơ.

Sâu ưa thích điều kiện ẩm ướt, còn ở điều kiện nhiệt độ cao hoặc khô hạn, nóng kéo dài, ngài đực dễ bị bất dục và mật độ sâu giảm xuống nhanh chóng.

Ngài trưởng thành có xu tính ánh sáng khá mạnh, mỗi năm có 2 cao điểm xuất hiện của ngài trưởng thành là từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Thường xuất hiện trên

Mía, Mía

Triệu chứng

Cây mía nhỏ bị hại có hiện tượng “nõn héo”.

Trên cây mía lớn đã có lóng sâu non đục 1 đường dài khoảng 1 cm trên bề mặt lóng, ở phần mắt mầm và đai rễ, trước khi đục vào trong đốt lóng. Vết đục của sâu thẳng, có màu đỏ (do bị nấm thối đỏ xâm nhập gây hại tạo nên). Vệt đỏ dần dần lan rộng vào bên trong đốt lóng, thường giới hạn trong 1 đốt lóng, không lây từ đốt lóng này sang đốt lóng khác.

Nhận biết sâu hại

Trứng: Hình bầu dục, hơi thuôn dài, dẹt, hơi lồi. Kích thước quả trứng 1,2 x 0,8 mm.

Sâu non: Đẫy sức dài khoảng 15 - 22 mm, cơ thể màu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ, không có vệt dọc trên lưng. Lỗ thở nhỏ, màu nâu đậm.

Nhộng: Nhộng có màu vàng nâu, dài 8 - 12 mm và rộng 1,0 - 2,5 mm. Phần lưng các đốt bụng có 3 (đối với nhộng cái) hoặc 4 (đối với nhộng đực) vệt ngang răng cưa nổi lên.

Ngài trưởng thành: Có màu nâu đậm và dài từ 5 - 9 mm. Cánh trước dài từ 5 - 8 mm, có những vệt phức tạp, giữa cánh có hình chữ "Y", mép dưới có lông ngắn màu xám và màu tối mọc đan xen nhau.