Bệnh Rầy đầu vàng trên cây Mía

Rầy thường xuất hiện ở các ruộng mía trồng lẻ tẻ, diện tích nhỏ, tháo nước không tốt hoặc gần làng mạc, trồng dày. Chủ yếu gây hại trên mía non ở các lá chưa mở hoặc lá non mới xòe, thường xuất hiện trên mía Hè thu từ đẻ nhánh đến 4 - 6 lóng.

Rầy trưởng thành họat động nhanh nhẹn, có tính hướng sáng, ban đêm vào đèn nhiều. Rầy cái đẻ trứng vào hai mép gân lá.

Rầy non mới nở bò men theo mép gân lá đến đọt.

Thường xuất hiện trên

Mía, Mía

Triệu chứng

Rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở lá đọt hay lá mới xòe ra chích hút nhựa lá. Lá mía bị hại có những chấm vàng về sau liên kết nhau tạo thành vết vàng lớn, trên đó có lớp bọt trắng hoặc lớp dịch trong suốt. Lớp dịch này thu hút ruồi, kiến, ong… đến, sau một thời gian biến thành những chấm tròn màu đen và có mùi hôi.

Cây mía bị nặng, lá đọt bị thối, lá xanh giảm và biến dạng nhỏ, ngắn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và tích lũy đường của cây mía.

Nhận biết sâu hại

Rầy trưởng thành dài 4 - 5 mm, toàn thân màu nâu sẩm, đầu và lưng ngực trước màu vàng, mắt kép hình bầu dục, màu nâu đen, xung quanh có đường viền nhỏ màu đỏ. Trứng nhỏ, dài khoảng 0,7 mm x 0,18 mm, hình kiếm, hai đầu tù.

Rầy non có 5 tuổi, mới nở màu vàng nhạt, tuổi 2 - 3 có màu sẫm hơn, tuổi 4 đã thấy mầm cánh rõ ràng. Tuổi 5 rầy non có màu vàng đậm, đầu tù, mắt kép màu nâu nhạt, mầm cánh sau dài đến đốt bụng thứ 4, mầm cánh trước đã che kín cánh sau. Con cái có kích thước 3,26 mm x 1,04 mm, con đực nhỏ hơn.