Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Bưởi

Rệp sáp gây hại quanh năm, phát triển mạnh nhất vào mùa nắng.

Rệp gây hại chủ yếu ở các bộ phận non của cây như cơi hoa, cơi lá non và cuống quả,…

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp sáp thường gây hại ở phần cuống quả, chồi non, gần nơi rệp sống thường có nấm bồ hóng xuất hiện.

Rệp sống và chích hút trên chồi non, lá và quả làm cho lá héo vàng, chồi và và quả chậm phát triển có thể làm cành chết khô.

Trong mùa khô, rệp còn di chuyển xuống gốc tấn công rễ. Chúng thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất, sau đó di chuyển sang các rễ bên, tập trung nhiều ở phần rễ non để chích hút dịch cây làm cho cây bị héo nhanh.

Xung quanh gốc cây bị rệp sáp thường có kiến hôi, kiến lửa,….

Nhận biết sâu hại

Rệp sáp đều có chu kỳ sinh truởng ngắn (đa số dưới 1 tháng trong điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long), khả năng sinh sản cao, điều kiện môi trường nắng nóng thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh.

Trưởng thành dài 2,5 - 3,5 mm cơ thể ốm dài (hình que), phần lưng hơi nhô lên. Cơ thể có hình bầu dục, lưng hơi vồng lên và có lớp sáp trắng dày bao phủ, tạo thành những vân sáp ngang lưng theo đốt của cơ thể, dài khoảng 3 - 4 mm xung quanh cơ thể có nhiều tua sáp.