Bệnh Sâu đục thân/sâu mình đỏ trên cây Sầu riêng

Sâu non rất nhỏ nhưng hoạt động nhanh nhẹn, đục vào cành tăm hay đốt non, ở tuổi 3 đục vào gốc cành, thường phá hại ở cành cấp 1, cấp 2.

Khi trưởng thành, chúng bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt sum xuê để đẻ trứng.

Thường xuất hiện trên

Sầu riêng

Triệu chứng

Những cành bị sâu đục lá héo rũ, khô đi, quả bị hại héo chín ép nên lép, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí làm gãy ngang gây chết cây.

Sâu non có 6 tuổi. Mỗi tuổi 1 lần lột xác, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hại rất nhiều cành, sâu đục cành đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện.

Sâu đục vào cành, ngọn cây, gây hại phổ biến thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm đen xanh biếc, thân dài 20 - 30 mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng.

Ngài (bướm) cái đẻ trứng thành ổ ở chồi non hay nụ của cành cây, mỗi ngài có thể đẻ 400 - 2000 quả trứng. Sau khi đẻ 14 - 16 ngày trứng nở thành sâu non.

Sâu non có 6 tuổi, đẫy sức dài 30 - 50 mm màu hồng. Sâu non khi đẫy sức thì hoá nhộng trong cây.

Nhộng dài 15 - 34 mm vẫn sống trong thân cây. Thời gian hoá nhộng 30 - 50 ngày.