Bệnh Rệp muội nâu trên cây Hoa hồng

Sự phát triển, sống sót và sinh sản của rệp muội có liên quan đến nhiệt độ. Nhiệt độ dưới 4°C và trên 35°C rầy sẽ chết.

Trong khoảng từ 7 - 32°C, thời gian phát triển của các giai đoạn chưa trưởng thành thay đổi từ 44,2 ngày ở 7°C đến 5,3 ngày ở 28°C.

Tuổi thọ trung bình của rệp trưởng thành là dài nhất (44,2 ngày) ở 15°C và ngắn nhất (6,2 ngày) ở 32°C.

Giới hạn nhiệt độ cao hơn dự đoán cho sự sống sót của rầy trưởng thành là 32,3°C.

Khả năng sinh sản của rệp giảm và mất đi ở nhiệt độ dưới 9,4°C và trên 30,4°C.

Thường xuất hiện trên

Xoài, Cà phê, Cam, Chanh dây, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Hành tây, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Hoa hồng, Hồ tiêu, Quýt, Bưởi, Hoa trà

Triệu chứng

Rệp muội nâu gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

Khi mật độ cao bám dày đặc thành mảng trên lá, nụ, hoa... làm cho các nụ hoa không nở được, xoăn nhỏ lại, lá vàng và khô rụng đi.

Nhận biết sâu hại

Rệp muội nâu đều có hình bầu dục, rất nhỏ, màu đen nâu hoặc đen đỏ, bóng.

Con đực luôn có cánh (2 cặp cánh). Con cái có hai dạng là dạng có cánh dài, phát triển và dạng hoàn toàn không cánh tuy nhiên trong tự nhiên hầu như chỉ ghi nhận thành trùng cái không cánh, đẻ con.

Chúng có ngoại hình tương tự như rệp muội nâu đen. Khi trưởng thành thì chúng có cánh hoặc không cánh. Kích thước của trưởng thành ở con cái (không cánh và có cánh) dài khoảng 2 mm. Trưởng thành cái không cánh có hình bầu dục nâu đen hoặc nâu đỏ, bóng. Giai đoạn ấu trùng có màu nâu.

Các đoạn nối các đốt râu đầu của trưởng thành cái không cánh và ấu trùng tuổi lớn có màu tối nên râu đầu trông như có sọc.