Bệnh Rệp vừng-rệp muội trên cây Hoa hồng

Rệp gây hại chủ yếu trên cây hoa hồng vào mùa xuân và đầu mùa hè.

Rệp trưởng thành qua đông ở mầm nách và mặt dưới lá, sang xuân khi hoa hồng sinh trưởng thì sinh sôi nảy nở trên lá và đọt non.

Nhiệt độ không khí 20°C, độ ẩm 70 - 90% sinh sản nhanh nhất. Mỗi năm phát sinh 2 cao điểm vào tháng 5 và tháng 10, mùa hè mưa nhiều không phát sinh.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Ớt, Chanh dây, Hoa hồng, Lily, Đồng tiền, Mít, Điều, Dưa lưới, Dưa hấu, Hoa đào, Hoa cúc, Sen ao, hồ, Sen chậu, Bí ngô, Măng tây, Đậu bắp, Mận

Triệu chứng

Rệp phá hại trên ngọn non, thân, lá của cây hoa hồng.

Rệp chích hút nhựa ở những búp non làm búp ngừng sinh trưởng, hoa không nở được bình thường mà bị biến dạng, xấu xí. Ngoài ra, trên chỗ gây hại có xuất hiện lớp muội do nấm gây ra làm giảm khả năng quang hợp của hoa, khiến chất lượng của cây trồng đi xuống.

Rệp có thể làm cho cây hoa hồng bị lụi đi rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn 1 - 3 ngày.

Nhận biết sâu hại

Rệp có hình bầu dục giống hạt vừng, kích thước nhỏ khoảng 3 mm (con trưởng thành). Chúng có màu xanh lá cây, trắng, đen, xám, cam, nâu đỏ… thay đổi tùy theo vòng đời và điều kiện cây trồng.

Rệp trưởng thành không có cánh, có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài thân từ 1,7 - 3,6 mm.

Rệp vừng có thể có màu xanh lá cây, trắng, đen, xám, cam, nâu đỏ… thay đổi tùy theo vòng đời và điều kiện cây trồng. Rệp sống theo cụm, tốc độ sinh sản và lây lan rất nhanh. Mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.

Các cá thể có cánh có chiều dài từ 2,2 - 3,4 mm; màu sắc cũng thay đổi từ màu xanh lá cây sang màu nâu hồng và có các vạch bên màu đen đặc biệt.