Bệnh Rệp vảy trắng/xanh trên cây Hoa hồng

Điều kiện thời tiết thất thường, mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ là điều kiện tốt để phát triển dịch hại. Mùa phát triển nhiều nhất thường rơi vào cuối hè và cả mùa thu.

Đây là loại bệnh có sức lây lan mạnh, nhưng chúng lại không có khả năng tự di chuyển mà cần nhờ vào kiến cộng sinh giúp đỡ. Bình thường, rệp sẽ hút chất dinh dưỡng của cây để sống và đồng thời tiết ra mật đường-món ăn khoái khẩu của kiến.

Chỉ cần hết mật đường, kiến sẽ biết rằng cây đã hết dinh dưỡng nuôi rệp, và chúng sẽ làm nhiệm vụ di chuyển rệp sang cây khác. Vì vậy, kiến chính là tác nhân chủ yếu làm lây lan dịch hại rệp vảy.

Ngoài ra, các tác nhân như: nước, gió, dụng cụ lao động,… cũng là trung gian giúp rệp di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Thường xuất hiện trên

Hoa hồng

Triệu chứng

Vỏ cây sần sùi như vảy nến. Tạo thành các lớp vảy trên thân gây mất thẩm mỹ.

Lá cây vàng dần và rụng xuống. Cây chậm phát triển, cho hoa kém, thân lá ốm yếu thiếu dinh dưỡng và cây nhìn còi cọc. Nghiêm trọng sẽ làm thân, cành dần dần chết khô.

Rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh thường gây hại ở cuống lá, cuống hoa, bẹ.

Rệp đeo bám trên cây, thay phiên chích hút nhựa của cây. Từ đó làm giảm khả năng quang hợp của cây, nếu nặng hơn làm cho cây còi cọc, kém phát triển, hạn chế đâm chồi, chất lượng và năng suất hoa giảm. Khi tấn công hoa hồng leo chúng sẽ tạo ra một lớp muội đen làm thu hút kiến. Cây nhanh suy kiệt, thậm chí có thể dẫn đến khô cành, chết cây sau hai tuần.

Nhận biết sâu hại

Rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh có dạng thân mềm, nhỏ, trốn rất kỹ nên rất khó phát hiện.