Bệnh Bọ trĩ trên cây Hoa hồng

Bọ trĩ có thể sống đến 3 tuần, hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất.

Chúng ẩn nấp trong lá nõn hoặc các chóp lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

Ruộng khô xuất hiện nhiều bọ trĩ gây hại làm cho đầu lá lúa quăn lại và biến màu vàng. Khi trời mưa bọ trĩ giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Mía, Mía, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Hồ tiêu, Đồng tiền, Sen ao, hồ, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Mồng tơi, Chôm chôm, Lily, Sen chậu, Hoa mai, Dưa lưới, Hoa cúc, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Lay ơn, Đậu bắp, Mận, Thanh long

Triệu chứng

Bọ trĩ chích hút trên các đọt, ngọn, chồi non, lá non và các nụ hoa làm cho lá có màu vàng đỏ, ngọn hoa hồng bị thối không thể phát triển được nữa.

Các nụ hoa không nở được hoặc nở được nhưng bị biến dạng, phom hoa không chuẩn, hoa bé, nhạt màu và nhanh tàn.

Bọ trĩ cũng có thể gây hại bằng cách truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.

Nhận biết sâu hại

Bọ trĩ non rất nhỏ, thân hình gần như trong suốt, hơi xanh nhạt nếu nhìn bằng mắt thường. Chúng thường ẩn nấp ở mặt dưới của lá non chích hút dịch trong lá cây khiến lá bị tổn thương, biến dạng.

Bọ trĩ trưởng thành nhỏ, dài 1 - 2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại.

Khi trưởng thành chúng đẻ trứng rải rác trong mô lá.

Gồm 5 giai đoạn trứng, ấu trùng, giai đoạn trước, nhộng và trưởng thành.

Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, 1 năm bọ trĩ có 12 vòng đời, các lứa gối nhau, con trưởng thành rất thích hút nhựa hoa.