Bệnh Bọ hung/bọ cánh cứng Trung Quốc trên cây Hoa hồng

Loại bọ cánh cứng này không hề xuất hiện vào ban ngày chỉ khi đêm đến (19h - 21h) chúng mới bay kiếm ăn. Thường chúng hay nằm ở mặt dưới của lá hồng, nên ban đêm khi rọi đèn quan sát vườn hồng phải rọi ngược từ dưới lên mới có thể thấy chúng.

Chúng thường ăn lá trưởng thành (không quá già) rồi mới ăn đến lá non. Không ăn hết lá mà chỉ ăn 1 phần lá.

Nếu trong vườn có nhiều loại hồng thì sẽ có vài loại lá hồng chúng yêu thích nhất (tập trung vào những cây hồng này để bắt chúng), có một số loại hồng rất ít khi chúng ăn lá.

Ban ngày quan sát bên trong nhụy của các bông hoa hồng có thể phát hiện ra chúng. Bọ cánh cứng Adoretus sinicus cũng hay ẩn nấp trong hoa hồng.

Thường xuất hiện trên

Hoa hồng

Triệu chứng

Lá bị trưởng thành ăn loang lổ như tấm ren hoặc một phần lá bị mất lớp thịt. Nếu lá bị trơ gân chứng tỏ chúng đã tấn công quá nặng.

Đọt non có thể bị đứt ngang.

Hoa có màu hồng phấn, cánh sen và vàng cũng là mục tiêu mà chúng thường hay tấn công. Chúng ăn cả hoa đã nở và lẩn trốn trong cả hoa.

Bọ cánh cứng ăn lá hồng không dẫn đến cái chết trực tiếp cho cây trồng mà làm mất đi nhiều lá, giảm khả năng quang hợp của cây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây. Khi bị gây hại nặng cây có thể bị chết.

Nhận biết sâu hại

Con trưởng thành rất cứng cáp, màu nâu đỏ nhạt hoặc xám, chiều dài khoảng 1,27 cm. Thân nó được phủ bằng lớp lông trắng mịn.

Trứng nằm trong đất có độ dài khoảng 0,15 cm và độ rộng khoảng 0,1 cm có màu trắng sáng.

Ấu trùng có hình chữ C, lông trắng, với đầu dễ thấy và chân ngắn.

Con non: Có màu trắng vàng khi ban đầu hình thành và dần dần trở thành màu nâu. Toàn bộ bề mặt của nó được phủ đầy những sợi lông ngắn. Có kích thước khoảng 0,6 cm.

Vòng đời của loại bọ cánh cứng này có 4 giai đoạn đó là trứng, ấu trùng (3 - 4 tuần), con non và con trưởng thành.