Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Hoa hồng

Rệp không vận động đi lại mà chúng di chuyển nhờ kiến. Chúng sống tập trung ở kẽ lá, chồi non, cuống hoa, cuống quả. Mùa khô chuyển xuống gốc cây sinh sống và gây hại quanh năm.

Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô hanh khi cây bị thiếu nước do rệp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả.

Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển mạnh. Trong điều kiện có nhiều cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để kiến trú ngụ mang rệp lây lan.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây hoa hồng chủ yếu là tán lá và quả.

Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị còi cọc.

Dịch tiết ra từ rệp tạo điều kiện cho bồ hóng đen phát triển.

Cây hoa hồng bị hại nhẹ thì trên phiến lá có đốm trắng nhỏ, phần này bị vàng đi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây hồng;

Cây hồng bị nhiễm rệp sáp nặng thì rệp sáp thành mảng bao phủ mặt lá, tiêu hao chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây hoa hồng.

Các vết thương do rệp sáp gây nên dễ nhiễm virus, chất sáp của rệp dễ gây mốc đen. Loại nấm mốc đen này có tên gọi Sooty moulds.

Nhận biết sâu hại

Rệp dài 2,5 - 4,0 mm; hình bầu dục, thuôn dài, có nhiều tua, trên thân phủ sáp trắng và có đuôi nhỏ.

Loại rệp sáp hại rễ có lớp sáp màu trắng bao bọc bên ngoài, phồng lên như hình bán cầu.

Rệp cái đẻ trứng thành từng ổ. Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 - 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng, từ khi bắt đầu đẻ đến lúc ngưng đẻ và chết là khoảng 20 - 30 ngày.