Bệnh Bệnh khô đầu lá trên cây Vải

Bệnh khô đầu lá trên cây vải thiều do nấm Pestalotia sp. gây ra.

Bệnh thường phát sinh và gây hại trên cây vải trong thời gian còn ở vườn uơm và 1-2 năm đầu sau khi trồng.

Các bào tử của nấm Pestalotia sp. thường tồn tại tiềm ẩn trong đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ môi trường cao, độ ẩm không khí và đất lớn thì các bào tử này sẽ thâm nhập vào các cây non và gây hại.

Nấm có thể xâm nhập thông các vết thương cơ giới (các vết cắt cành chiết, các vết cắt trên cành), các vết nứt, xây xước trên gốc, thân, rễ, cành v.v… xâm nhập qua các lỗ khí khổng ở các lá non do nước mưa làm bắn các bào tử này lên lá.

Nước là con đường giúp nấm xâm nhập vào các lá non gây hại làm cho các mô của các lá này bị tổn thương dẫn đến các lá chuyển màu vàng.

Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, đặc biệt là các tháng 7, 8, 9; gây hại nặng vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 và tháng 4 khi độ ẩm đất và không khí lớn, nhiệt độ cao.

Bệnh thường xuất hiện ở những vùng đất thấp (dưới chân đồi), vùng thường bị đọng nước và những nơi khó thoát nước.

Thường xuất hiện trên

Vú sữa, Vải

Triệu chứng

Bệnh càng phát triển, các lá này sẽ bị khô dần từ đầu ngọn lá đến cuống lá.

Bệnh có thể lây lan từ chồi non này đến chồi non khác, từ lá non này sang lá non khác. Bệnh phát triển nặng có thể làm khô các cành non, các lá bị khô chết, cây không quang hợp được, còi cọc, sinh trưởng kém, dẫn đến chết cả cây.