Bệnh Rệp sáp trên cây Vải

Rệp sáp sống tập trung thành từng đàn và có nhiều giai đoạn phát triển cùng sinh sống, gây hại hầu như quanh năm.

Rệp phát triển mạnh nhất vào các tháng mùa khô và mật độ thấp hơn trong các tháng mùa mưa.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp non và con trưởng thành gây hại trên lá, cành non và quả.

Đối với rệp sáp giai đoạn tuổi 3 và thành trùng, khả năng di chuyển rất kém. Tuy vậy, chúng có thể di chuyển được là nhờ sự cộng sinh của kiến. Kiến giúp rệp sáp phát tán, ngược lại kiến sử dụng chất thải của rệp do còn hàm lượng đường cao.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành cái có cơ thể màu vàng, hình oval hơi tròn, lưng hơi vòng lên, phía bụng phẳng, trên lưng phủ nhiều bột sáp trắng.

Trứng hình bầu dục, màu vàng, trứng được đẻ thành tổ nằm dưới bụng của rệp mẹ, được bao phủ bên ngoài một lớp sáp trắng giống như tơ sợi.

Sâu non có 3 tuổi. Sâu non tuổi 1 di chuyển rất nhanh, Sâu non mới nở có màu vàng nhạt, râu đầu 6 đốt, màu vàng nhạt.

Sâu non tuổi 2 bắt đầu di chuyển chậm dần, càng về sau di chuyển càng chậm.

Rệp sáp gây hại từ ấu trùng tuổi 1 đến giai đoạn thành trùng, giai đoạn thành trùng sống tương đối dài.

Vòng đời rệp sáp P. lilacinus kéo dài khoảng 30 ngày.