Bệnh Bệnh héo rũ Panama trên cây Chuối

Bệnh do nấm  Fusarium oxysporum f sp. cubensis gây ra.

Nấm có thể sống và tồn tại lâu dài trong củ chuối và các bộ phận khác, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh.

Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.

Nấm thâm nhập qua vết thương của quả non sau trổ khoảng 30 ngày. Nấm tồn đọng trên vỏ của quả và xuất hiện lốm đốm trứng cuốc khi quả chín. Nấm thường phát sinh phát triển trên vỏ của quả cả năm. Tuy vậy chuối chín vụ đông bị nặng hơn chuối chín vụ hè.

Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ quả trở lên, có lá dày, nhiều lá và trồng dày.

Thường xuất hiện trên

Chuối

Triệu chứng

Cây chuối bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau đó lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá.

Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá.

Trên cây bị bệnh, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng cũng bị héo úa.

Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển từ thân chính nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả bị bệnh sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.

Bệnh héo vàng lá chuối xuất hiện và gây hại tập trung tại vùng chuối trồng từ 3 năm trở lên, các vùng trồng lâu năm thì tỷ lệ cây bị bệnh càng cao. Bệnh có thể phát sinh và gây hại trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng của cây chuối. Bệnh biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn cây chuối ra hoa và phát triển quả non.