Bệnh Rệp muội trên cây Chuối

Rệp muội thường hiện diện ở phần gốc thân chuối hay trong các lá già gần mặt đất, quần thể rệp thường ẩn nấp dưới bẹ lá của các phần thân cây chuối đã khô một phần.

 Loài này cũng hiện diện ở những cây chuối non vừa mọc khỏi mặt đất. Khi mật số cao, có thể phát hiện thấy rệp trên ngọn cây, trong các lá còn cuộn, chưa mở và cả trên cuống lá.

Rệp muội phát triển mạnh khi nhiệt độ và độ ẩm cao.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Ớt, Chanh dây, Hoa hồng, Lily, Đồng tiền, Mít, Điều, Dưa lưới, Dưa hấu, Hoa đào, Hoa cúc, Sen ao, hồ, Sen chậu, Bí ngô, Măng tây, Đậu bắp, Mận

Triệu chứng

Rệp muội thường xuất hiện ở phần gốc thân chuối hay trong các lá già gần mặt đất. Rệp thường ẩn nấp dưới bẹ lá của các phần thân cây chuối đã khô một phần.

Quan sát cây chuối bị rệp muội hại sẽ thấy lá mọc thành bó, lá mọc thẳng, cuống ngắn, lá dễ rách.

Khi bị nhiễm nặng bụi chuối lùn hẳn, không có quả hoặc có quả thì quả cũng không chín. Chất tiết của rệp là thức ăn ưa thích của nấm bồ hóng, làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và gây ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Rệp có 3 cách gây hại: (1) Chích hút nhựa làm cho bộ phận bị hại mất nước, khô héo; (2) Dịch thải của rệp lại hấp dẫn loài nấm đen xâm nhiễm, làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây; (3) nhưng gây hại quan trọng nhất của rệp là truyền virus gây bệnh chùn đọt chuối “Banana Bunchy Top Virus - BBTV” làm cho lá hẹp và mọc sát nhau, lá có những sọc màu xanh đậm, cây cằn cỗi và lùn, cây bị bệnh BBTV nặng thì quả rất nhỏ hoặc không có quả. Ngoài ra, rệp cũng làm lan truyền bệnh khảm lá chuối Cucumber Mosaic Virus - CMV rất nguy hiểm và gây hại nặng cho chuối.

Nhận biết sâu hại

Rệp muội trưởng thành có kích thước rất nhỏ, hình bầu dục, dài khoảng 1,0 - 1,7 mm; có màu nâu đến đen, có 2 dạng hình: dạng không cánh hoặc dạng có cánh. Rệp muội thường sống trong các bẹ chuối khô chung với kiến.

Rệp thường chích hút cây con ở gần mặt đất, ở gốc. Đôi khi cũng phát hiện được rệp trên ngọn, trong lá còn cuốn tròn chưa mở và ngay cả ở cuống lá.

Vòng đời rệp rất ngắn, trung bình chỉ 10 - 13 ngày, rệp trưởng thành có thể sống 8 - 26 ngày, có khả năng sinh sản không cần giao phối nên khi gặp điều kiện thuận lợi, rệp phát triển số lượng khá nhanh.