Bệnh Sâu đục thân chuối trên cây Chuối

Thời tiết nóng, ẩm là điều kiện tốt để sâu sinh trưởng và phát triển.

Thường xuất hiện trên

Chuối, Chuối

Triệu chứng

Sâu non đục vào thân giả cây chuối thành các lỗ hình tròn hoặc hình chữ nhật không giống nhau. Sau đó, sâu tiếp tục gây hại dần các bẹ lá, làm cho thân giả cây chuối có nhiều lỗ nhỏ và xì mủ màu vàng đục.

Khi bị hại nặng, có nhiều vết đục làm cho thân cây chuối bị thối nhủn, bốc mùi thối.

Sâu gây hại cả giai đoạn cây còn non, hoặc có thể gây hại cả phần thân ngầm nhất là ở điểm sinh trưởng của thân ngầm làm cho cây thối dần và chết rụi. Khi sâu gây hại giai đoạn cây chuối đã trưởng thành, lá chuyển vàng cây chuối dễ bị gãy, đổ, nhất là giai đoạn đang mang buồng.

Cây bị sâu hại không hấp thu dinh dưỡng được nên phát triển kém, cây con thì dễ chết. Cây trổ buồng nhỏ, quả nhỏ. Sâu đục thân chuối làm quả không phát triển, nếu vào sâu trong lõi chuối sẽ làm gãy đổ buồng chuối.

Khi thấy trong vườn có lá chuối rụng nhiều hoặc cây mọc yếu mà không có dấu hiệu gì khác thì có thể nghi là bị sùng đục củ chuối.

Nhận biết sâu hại

Bọ trưởng thành là một loài bọ cánh cứng đầu dài, có màu nâu đen hoặc mầu xám đen, cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 12 - 16 mm, chiều ngang khoảng 3 - 4 mm, vòi dài khoảng 3 mm.

Bọ trưởng thành hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm, ít khi bay mà thường di chuyển bằng cách bò. 

Trứng có hình bầu dục dài khoảng 2 mm, màu trắng, thời gian trứng kéo dài khoảng 7 - 8 ngày.

Sâu non (ấu trùng) dạng sùng dài 1,0 - 1,5 cm; có màu trắng sữa, mập mạp nhưng không có chân. Thời gian sâu non kéo dài khoảng 3 tuần.

Sâu non đẫy sức sẽ làm kén hình bầu dục ở những bẹ bị thối nhũn phía ngoài và hoá nhộng bên trong.

Vòng đời của loài sâu đục thân chuối là 30 - 40 ngày, trong đó, giai đoạn trứng 5 - 7 ngày, sâu non từ 15 - 20 ngày và nhộng 6 - 8 ngày. Bọ trưởng thành có thể sống rất lâu.