Bệnh Sâu cuốn lá chuối trên cây Chuối

Sâu cuốn lá chuối phát sinh mạnh trong điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao.

Thường xuất hiện trên

Chuối

Triệu chứng

Sâu gây hại bằng cách cắt lá và cuốn lại, lá cuốn lại sẽ khô héo đi. Ở ĐBSCL, sâu xuất hiện phổ biến nhưng thường có mật độ thấp. Khi bị sâu hại nặng, cây bị trụi lá, buồng và quả nhỏ.

Sâu non màu trắng đầy phấn, cắn lá chuối cuộn lại làm nhộng bên trong, gây hại tập trung vào đầu và cuối mùa mưa.

Sâu hại nặng cả phiến lá có thể bị cuốn hoàn toàn, tạo ra rất nhiều tổ sâu treo trên gân chính. Cây chuối trở nên xơ xác, không còn lá để quang hợp, làm cho cây bị mất sức, giảm quang hợp dẫn tới buồng nhỏ, ít nải, quả nhỏ. Nếu cây bị sâu tấn công sớm, gây hại nặng có thể không cho quả.

Nhận biết sâu hại

Bướm (trưởng thành): cánh trước có màu nâu đen, thân dài 3 cm, chiều dài sải cánh khoảng 5,0 - 5,5 cm (con đực), 6,0 - 6,5 cm (con cái). Cánh trước có 3 đốm vàng nhạt. Cánh sau (cánh ngoài) có nâu đen và thân của chúng có màu nâu đậm, còn đầu và ngực là lớp vảy màu nâu xám.

Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá, có màu vàng nhạt, kích thước khoảng 2 mm, thời gian trứng 5 - 7 ngày, khi sắp nở có màu hồng.

Sâu non màu xanh nhạt, khi lớn có màu trắng sáp bao quanh, dài khoảng 6 cm; sâu có 5 tuổi và thời gian sâu non khoảng 14 - 20 ngày. Sâu non có tập tính nhả tơ để cuộn lá chuối làm tổ.

Nhộng thon dài màu nâu vàng và cũng được phủ lớp sáp trắng và thường nằm ngay trong kén lá, thời gian nhộng khoảng 7 - 10 ngày.