Bệnh Tuyến trùng đục rễ trên cây Chuối

Bệnh do tuyến trùng đục rễ Radopholus similis gây ra.

Vòng đời của tuyến trùng khoảng 20 - 25 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ. Tuyến trùng cái đẻ trứng trong rễ, trong các mô bên ngoài của cây, tuyến trùng non sau khi nở sẽ gây hại rễ và sẽ di chuyển qua rễ mới.

Tuyến trùng non có bốn giai đoạn phát triển trước khi trở thành tuyến trùng trưởng thành nhìn giống giun đất nhưng rất nhỏ, chỉ dài gần 1 mm, với đuôi dài thuôn nhọn.

Tuyến trùng có thể di chuyển và lây lan qua nước, qua đất dính bám trên dụng cụ, máy móc, giày dép và qua đất dính vào cây giống

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Thanh long, Hồ tiêu, Chè, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Hoa mai, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Đậu bắp

Triệu chứng

Tuyến trùng thường đục và phá hủy rễ chuối, làm cho cây bị thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng.

Các rễ nhánh nhỏ bị chết, trong khi các rễ lớn hơn xuất hiện các vệt màu đỏ sẫm. Sau đó, các vết bệnh liên kết với nhau.

Vết hại của tuyến trùng tạo cơ hội cho một số loài nấm xâm nhiễm gây hại, làm cho rễ chuyển sang màu đen, dễ bị thối. Vết hại sẽ bao vòng quanh gốc và làm cho cây dễ bị gãy đổ.