Bệnh Bệnh thối hạch trên cây Cải xanh

Chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, trời mát (từ tháng 11 đến tháng 4).

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 19 - 24°C, pH 5 - 8. Tồn tại chủ yếu ở dạng hạch trên tàn dư cây bệnh và trong đất khá lâu (tới 2 năm).

Nguồn bệnh là hạch nấm ở trong đất, tồn tại nhiều năm. Nếu hạch bị vùi sâu 6 - 7 cm, sức nẩy mầm giảm tồn tại 1 năm, bào tử túi lan truyền theo gió. Nẩy mầm và xâm nhập vào lá già ở dưới trước, xuyên qua lớp biểu bì cây hình thành sợi nấm. Sợi nấm tiết ra men Pectinaza phân huỷ làm tan rữa các tế bào của cây, phát triển thành tản nấm dày ở trong mô và trên bề mặt của kí chủ. Bệnh phát sinh gây hại có tính chất cục bộ.

Thường xuất hiện trên

Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Đậu bắp, Dưa hấu, Cây thuốc lá, Chanh dây, Xà lách, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Cải xanh, Bắp cải, Súp lơ

Triệu chứng

Bệnh gây hại từ khi cây con đến thu hoạch.

Ở cây con, bệnh xuất hiện ở gốc cây sát mặt đất làm cho chỗ bị bệnh thối nhũn, cây gãy gục rồi chết.

Khi cây lớn, vết bệnh thường xuất hiện trên các lá già sát gốc hoặc phần gốc thân, chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng không có mùi thối. Nếu trời khô nắng thì chỗ bị bệnh thường khô và teo đi, các lá biến vàng.