Bệnh Ốc sên/ốc ma trên cây Cải xanh

Loại ốc sên này phá hại trên nhiều loại rau, chúng có tốc độ phát triển nhanh. Chúng sinh sống và gây hại trên lá và các bộ phận khác.

Ốc sên ưa điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ từ 28 - 32°C nên đặc biệt xuất hiện và gây hại vào mùa mưa, nhất là các tháng mưa dầm từ tháng 7 - 10 hàng năm.

Trời tối ốc đi ăn, khi trời sáng thì lại đi tìm về chỗ ẩn núp nên rất khó để thấy chúng. Ban đầu các con ốc con chỉ ăn rêu lá mục quanh quẩn cạnh tổ. Sau 2 - 3 tháng di chuyển ra xa 1 - 2 m.

Sau trận mưa đầu mùa, ốc sên bò nhanh ra khỏi chỗ ẩn núp, tìm kiếm thức ăn. Vào thời điểm này ốc sên ăn nhanh, ăn nhiều bù thời gian trốn nắng, trốn lạnh.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cam, Khổ qua (Mướp đắng), Xà lách, Lan Kiếm, Mồng tơi, Cải xanh, Lan Hồ Điệp, Thanh long, Lan đai châu

Triệu chứng

Ốc sên là loài ăn lá, đặc biệt là những lá non xanh mơn mởn. Ốc sên thường bò đi ăn nhiều vào ban đêm và có thể tàn phá vườn rau với tốc độ rất nhanh chỉ trong vài ngày.

Ốc sẽ bắt đầu gây hại vào khoảng chiều tối, những con ốc sên lớn nhỏ sẽ bắt đầu di chuyển từ nơi ẩn núp dưới các bụi rậm, cây cỏ, hang hốc kín đáo hay rơm rạ tủ dưới gốc rồi sau đó bò lên trụ men theo cành lá để đến phía có đọt non.

Nhận biết sâu hại

Ốc sên ăn lá thường là ốc sên nhỏ, có đường kính khoảng 1 - 1,5 cm. Khi vào mùa mưa chúng đẻ rất nhanh.