Bệnh Bệnh thán thư trên cây Chè

Bệnh thán thư trên chè hay còn gọi là thối búp trên chè.

Bệnh do nấm Colletotrichum theae sinensis (Miyake) Yamamoto gây ra.

Bệnh phát sinh và phát triển trong điều kiện nóng, ẩm độ cao, nhiệt độ 20 - 27°C.

Bệnh lan truyền nhờ gió, mưa, tàn dư cây bệnh. Bệnh thường gây hại nhiều trong các tháng mùa mưa từ tháng 5 - 10. Ít gây hại trong mùa khô, nhưng nặng nhất là tháng 7 - 9 ở các tỉnh phía Bắc.

Bệnh thường gây hại từng khu vực hoặc từng nương chè, làm giảm năng suất và chất lượng búp chè.

Bệnh thường phát sinh, phát triển gây hại nhiều trên các nương chè bón nhiều Đạm, khoáng không cân đối.

Giống chè PH1 dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại nặng hơn các giống chè khác.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Cà chua, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Chuối, Xoài, Đu đủ, Sắn, Cà phê, Nghệ, Khổ qua (Mướp đắng), Cam, Bơ, Chè, Điều, Sầu riêng, Ớt, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Hành củ ta, Nhãn, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Hoa hồng, Sen đá, Thanh long, Hồ tiêu, Chanh dây, Sen ao, hồ, Vú sữa, Quýt, Sen chậu, Hoa mai, Hoa cúc, Lan đai châu, Măng tây, Hoa giấy, Ổi, Thanh long, Cao su

Triệu chứng

Bệnh chủ yếu hại lá, cuống lá, búp non và cành non.

Vết bệnh đầu tiên chỉ là các chấm nhỏ màu đen về sau phát triển nhanh và rộng khoảng 2cm khiến các lá non, cành non và búp chè trở nên có màu đen và rụng.

Bệnh nặng có thể làm cho cây chè bị khô lá, rụng hết lá và búp không thể thu hoạch được.

Bệnh hại đến hết phần xanh trên cành búp và ngừng lại ở phần cành búp đã nâu hoá.