Bệnh Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Chè

Vòng đời của tuyến trùng phụ thuộc vào nhiệt độ các tháng trong năm và phụ thuộc vào cây kí chủ. Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển là 25 - 28°C.

Tuyến trùng gây hại ở các loại đất cát pha, thịt nhẹ, trồng cạn liên tục nhiều năm. Mật độ tuyến trùng tập trung nhiều ở độ sâu từ 6-15cm, ẩm độ khoảng 60%.

Trong điều kiện khô hạn hoặc ngập nước lâu dài tuyến trùng kém phát triển, số lượng giảm thấp rõ rệt.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Thanh long, Hồ tiêu, Chè, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Hoa mai, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Đậu bắp

Triệu chứng

Tuyến trùng gây hại rễ, làm cho chè mất màu xanh của lá, năng suất và chất lượng chè bị giảm sút.

Nhóm tuyến trùng chi Heterodera gây hại nặng cho chè trong vườn ươm.

Loài Pratylenchus loosi Loof. gây hại bộ rễ chè, làm cho lá chè rụng nhiều, lá có màu xanh xám hoặc vàng, cây chè ra hoa, ra quả sớm, năng suất búp chè giảm. Sau khi đốn chè, tuyến trùng làm cho cây mọc yếu hoặc chết.

Loài Meloidogyne arenana gây hại chủ yếu ở chè non 12-14 tháng tuổi. Khi mới chớm bị hại búp nhỏ. Sau đó lá chuyển vàng mất diệp lục giống như thiếu dinh dưỡng, búp mù nhiều, búp dai khó hái. Khi bệnh nặng búp nhỏ, lá vàng héo rũ rụng nhanh. Nhổ cây lên thấy rễ cây sần sùi, nứt, bị thâm đen.

Tuyến trùng có thể tạo điều kiện cho một số bệnh hại vùng rễ phát triển như nấm Fusarium, Rhizoctonia, Pythium.

Các tác nhân này dễ dàng tấn công các mô rễ bị tổn thương đang suy yếu do tuyến trùng. Hơn nữa, trong nốt sưng, các tác nhân nấm này cũng sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

Nhận biết sâu hại

Tuyến trùng cái trưởng thành hình quả chanh yên, quả lê. Tuyến trùng đực trưởng thành có dạng giun.

Tuyến trùng trưởng thành đực di chuyển ra khỏi rễ và sống tự do trong đất. Tuyến trùng trưởng thành cái vẫn sống trong u sưng, cơ thể trở nên phình to và đẻ trứng (có hoặc không cần thụ tinh) trong bọc trứng.

Trứng và tuyến trùng non có thể tồn tại ở trong đất hàng năm nếu không gặp điều kiện thuận lợi và cây kí chủ phù hợp.

Có thể xua đuổi tuyến trùng bằng cách trồng ngải cứu, sục sạt, cúc vạn thọ.