Bệnh Bọ trĩ trên cây Chè

Bọ cánh tơ thường tập trung gây hại trên các nương chè khô hạn, còi cọc, chè già.

Bọ cánh tơ thường phát triển mạnh trong thời tiết khô, nóng, mỗi năm bọ cánh tơ có 2 đợt bột phát:

Đợt 1: từ tháng 4 đến tháng 8, đợt này chè đang ra lá mới, bọ cánh tơ gây hại nặng.

Đơt 2: từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11, đợt này gây hại ít và thường trên diện hẹp.

Thường xuất hiện trên

Ớt, Bơ, Chè, Điều, Sầu riêng, Bưởi

Triệu chứng

Cả bọ non mới nở đến trưởng thành đều bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để gây hại. Mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song màu nâu xám.

Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng.

Chỉ một vài con bọ cánh tơ vẫn có thể làm giảm chất lượng búp chè. Chè có vị đắng hơn, pha chè nước bị vàng kém xanh.

Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành: dài khoảng 0,5 - 1,2 mm, có 4 cánh hẹp, trên cánh có nhiều lông tơ dài, thân có màu từ đỏ nâu nhạt hoặc màu vàng xanh nhạt.

Trứng: có hình dạng như quả đậu, dài khoảng 0,3 - 0,4 mm, trứng được đẻ ở trong mô lá non và mầm non.

Sâu non: Không có cánh. Thân dài khoảng 0,4 - 0,6 mm. Đẻ trứng ở trong mô lá non và mầm non. Bọ cánh tơ thường ít di động, sống chủ yếu ở mặt sau lá rất non và ở khe hở của tôm chè.

Sâu non hoạt động gây hại trên các tôm chè, mặt sau lá non và trên cọng búp và sống khoảng 8 - 16 ngày. Khi đẫy sức sâu non vào nhộng.

Nhộng: Khi đẫy sức bọ cánh tơ non chuyển thành dạng nhộng non. Nhộng non có các râu mọc ra phía trước và có hai miếng cánh nhỏ.

Sau khoảng 2 - 4 ngày nhộng non lột da chuyển thành nhộng bọc. Nhộng bọc thường tìm thấy ở trên các lá rụng hoặc trên mặt đất.

Vòng đời của bọ cánh tơ khoảng 2 - 42 ngày.