Bệnh Mối trên cây Chè

Mưa nhiều hoặc quá nắng mối ít gây hại.

Trên đồi chè, mối phá hại nhiều ở chân đồi, càng lên cao càng giảm tác hại.

Thường xuất hiện trên

Cà tím, Đậu gà, Lúa mì, Ngô, Lạc, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Hồ tiêu, Chè, Mắc ca, Hoa đào, Cao su

Triệu chứng

Mối gặm rễ cây và biểu bì thân cây ở bên trong đường mui hoặc chui vào các vết nứt rồi đục vào trong thân cây làm cho thân hoặc cành bị gãy.

Cây bị mối hại nặng, lá chuyển màu vàng úa, sau đó rụng. Cây dần dần bị chết khô. Khi nhổ cây lên thấy rễ bị mối gặm trụi chỉ còn trơ lại 1 đoạn rễ trụ.

Nhận biết sâu hại

Mối có kích thước nhỏ. Thân mối màu trắng, vàng nhạt, màu vàng cam, đầu có màu nâu hoặc đen. Mối có cánh hoặc mối không cánh. Mối chúa màu nâu, dài 40 - 50 mm, mối thợ và mối lính dài 3 - 4 mm.

Mối thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, ấu trùng biến đổi hình dạng qua mỗi lần lột xác cho đến khi thành con trưởng thành. Mối sống quần thể trong tổ ngầm sâu dưới mặt đất có khi sâu tới 2 - 3 m.

Mối thợ chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ kiếm ăn, chế biến thức ăn, xây dựng tổ, chăm sóc con non và các cá thể khác trong đàn

Mối lính chiếm khoảng 10% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn.

Mối vua chúa làm nhiệm vụ sinh sản ra các cá thể khác trong đàn.

Mối cánh chiếm khoảng 5% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ xây dựng các tổ mối mới. Các cá thể này có hệ sinh sản phát triển.