Bệnh Bệnh thối rễ-lở cổ rễ/chết cây con trên cây Rau muống

Bệnh thối gốc do nấm Rhizoctonia solani.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, ẩm.

Những ruộng rau muống thoát nước kém, cây thường xuyên bị ẩm nước là điều kiện bệnh phát triển. Ruộng rau gieo trồng quá dày, bón thừa đạm bệnh phát triển nặng.

Nấm có thể tồn tại 3 - 9 tháng khi vắng mặt cây ký chủ, tồn tại trong đất và bảo tồn trong các tàn dư hữu cơ.

Nấm tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 5 - 42°C, phát triển mạnh trong nhiệt độ từ 280C - 31°C.

Nấm có khả năng sinh trưởng và hình thành hạch ở hầu hết các loại đất khác nhau, pH khác nhau và nguồn dinh dưỡng khác nhau. Nấm tồn tại ở ngưỡng pH tối thiểu là 4, tối đa là 8, tối thích là 5 - 7.

Nấm có khả năng lan truyền qua đất, qua tàn dư cây trồng. Nấm còn có khả năng truyền bệnh qua hạt giống với tỷ lệ 10% tới 30%.

Thường xuất hiện trên

Đậu cove, Ớt, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu gà, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Lạc, Xoài, Đu đủ, Mía, Mía, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Lily, Sầu riêng, Ớt, Hành lá, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Cát tường, Quýt, Bưởi, Dưa lưới, Rau muống, Bí ngô, Đậu bắp, Cao su

Triệu chứng

Nấm bệnh xâm nhập phá hủy gốc cây gần mặt đất.

Quan sát kỹ sẽ thấy ngay cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất có những vết màu nâu, bao quanh thân làm gốc thối nhũn, cây đổ rạp, nhổ lên rất dễ đứt ở gốc, cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng sớm.

Bệnh thường phát sinh một vài cây, sau lan dần làm rau muống chết thành từng đám. Trong điều kiện ẩm ướt, trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng và có những hạch nấm nhỏ màu đen như hạt cát.