Bệnh Châu chấu trên cây Rau muống

Chúng hoạt động mạnh vào lúc trời mát mẻ thường từ 7 - 10 giờ sáng và 3 - 5 giờ chiều.

Con non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hại. Ban đêm châu chấu có xu hướng bay vào ánh lửa sáng hoặc đèn tia tử ngoại, có thể bơi khi nhảy xuống mặt nước.

Châu chấu phá hại quanh năm, đặc biệt là sau khi thu hoạch lúa xong, nguồn thức ăn bị hạn chế thì sâu phá hoại nhiều trên rau muống.

Châu chấu phân bố phổ biến ở khắp các vùng trồng rau muống, lúa và hoa màu của Việt Nam và trên thế giới. Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại và gây hại tất cả các thời kỳ phát triển của cây trồng.

Thường xuất hiện trên

Đậu cove, Ớt, Cà tím, Cà chua, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Lạc, Sắn, Mía, Mía, Rau muống

Triệu chứng

Châu chấu di chuyển thành đàn, cả con trưởng thành và con non đều gây hại, chúng gặm cả lá non và lá già, làm khuyết từng mảng hoặc thủng lá, lá bị hại nặng còn trơ lại gân lá.

Khi di chuyển thành đàn lớn, chúng gây thành dịch, có thể phá hại toàn bộ ruộng ngô, lúa hoặc hoa màu cả vùng.

Nhận biết sâu hại

Trứng hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm, ổ trứng hình túi, trong đó trứng xếp xiên hai hàng.

Châu chấu non thường có 6 tuổi, màu xanh, râu sợi chỉ, mảnh lưng ngực trước dài hơn đầu, mầm cánh kéo dài tới đốt thứ giữa bụng.

Châu chấu trưởng thành con cái thân dài hơn con đực, màu xanh vàng hoặc nâu bóng; râu đầu sợi chỉ có 23 - 28 đốt; mắt kép. Góc dưới phía sau mảnh lưng đốt bụng 3, 4 con cái có dạng gai. Mép sau mảnh sinh dục dưới có 4 răng, cự ly giữa các răng bằng nhau.

Vòng đời: khoảng 200 - 210 ngày.