Bệnh Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Dưa lưới

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Thanh long, Hồ tiêu, Chè, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Hoa mai, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Đậu bắp

Triệu chứng

Bộ phận tuyến trùng tấn công trực tiếp là rễ cây trồng. Chúng ký sinh trong các tế bào rễ (làm tổ trong rễ) nên làm cho các rễ bị biến dị tạo các u bướu. Rễ cây trồng bị tuyến trùng tấn công còn bị tổn thương tạo nhiều nhánh và đỉnh rễ hoại tử.

Cây dưa lưới bị tuyến trùng biểu hiện thông qua các triệu chứng như: vàng lá, sinh trưởng kém dẫn đến cây còi cọc, chồi non không phát triển, phần rễ tơ bị đen đầu, thối rễ, quan sát kỹ thấy có các nốt u, sần trên rễ. Cây bị nặng thì các triệu chứng này còn xuất hiện trên cả rễ lớn.

Tuyến trùng sống trong đất và ăn rễ cây, làm giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng và dẫn đến suy giảm chung về sức khỏe và năng suất của chúng. Việc nuôi dưỡng tuyến trùng không chỉ làm suy yếu cây mà còn có thể khiến cây bị bệnh nấm hoặc vi khuẩn hoặc truyền bệnh do virus. Trong rễ cây dưa lưới bị tổn thương do tuyến trùng làm nhiễm độc dẫn đến lá có thể bị còi cọc và héo. Rễ có thể hình thành các rãnh nơi tuyến trùng ẩn, ăn và sinh sản.