Bệnh Bệnh phấn trắng trên cây Dưa lưới

Bệnh xâm nhiễm ở mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây và nhiều nhất trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa liên tục nhiều ngày.

Khi tán lá có độ che phủ lớn, làm hạn chế sự chuyển động không khí trong tán tạo nên 1 tiểu khí hậu có ẩm độ cao, thì diễn tiến của bệnh phát triển rất nhanh.

Thường xuất hiện trên

Táo, Đậu cove, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Hành tây, Cao lương, Ngô, Đậu bắp, Cam, Lạc, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Đồng tiền, Nhãn, Rau mùi ta, Hoa hồng, Mồng tơi, Chôm chôm, Sen đá, Đỗ quyên, Cà rốt, Dưa lưới, Hoa cúc, Bí ngô, Hoa hướng dương, Đậu bắp, Súp lơ

Triệu chứng

Các sợi nấm bám dày đặc trên lá và tạo vòi hút đâm sâu vào tế bào để hút dinh dưỡng. Bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh nhờ không khí và gió, bào tử phân sinh nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 20 - 24°C và ẩm độ không khí cao.

Bệnh tồn tại thuộc dạng ký sinh bắt buộc quanh năm trên bầu bí hoặc cây hoang dại.

Bệnh lây lan nhờ nước mưa bắn hoặc tiếp xúc giữa cây bệnh sang cây khỏe.

Bệnh phát triển ở mọi điều kiện nhiệt độ miễn sao đủ độ ẩm, có bào tử nấm có thể nẩy mầm, vì thế không cần có mưa mà chỉ cần ẩm độ không khí cao hoặc sương mù là đủ điều kiện cho bệnh phát triển.

Ban đầu bệnh xuất hiện những đốm nhỏ xanh vàng (vàng lợt) trên lá và thân, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn (thấy rõ hình thành các đám bào tử trắng) sau đó bao phủ hết cả phiến lá. Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, nâu, lá bị khô cháy và dễ rụng. Lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô rụng và chết.