Bệnh Rệp phấn trắng/bọ phấn trên cây Dưa lưới

Điều kiện thuận lợi để bọ phấn phát sinh phát triển gây hại là thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, ít mưa…

Ban ngày, bọ phấn ẩn nấp dưới mặt lá, hoạt động nhanh và mạnh vào sáng sớm, chiều mát.

Bọ phấn trưởng thành có thể bay khoảng cách ngắn, nhưng phát tán phạm vi rộng nhờ gió.

Cả ấu trùng và trưởng thành thường sống và gây hại ở mặt dưới lá bằng cách chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh, đặc biệt là bệnh khảm virus.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Đồng tiền, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Quýt, Bưởi, Dưa lưới, Bí ngô, Đậu bắp

Triệu chứng

Ấu trùng cuối tuổi 1 ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và sống cố định cho đến lúc trưởng thành. Bọ phấn hút nhựa làm cho cây có thể bị héo, ngả vàng và chết. Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.

Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát. Chúng chích hút, làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển.

Bọ phấn còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoắn lá.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 0,8 - 1,5 mm. Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh.

Trứng rất nhỏ hình bầu dục, màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.

Ấu trùng màu vàng nhạt, hình ô van, dài khoảng 0,7 - 0,9 mm.

Nhộng giả hình bầu dục, màu sáng, có lông thưa ở 2 bên sườn.

Bọ phấn trắng có 4 pha: Trưởng thành 5 - 10 ngày, trứng 5 - 6 ngày, ấu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 3 kéo dài 7 - 10 ngày, nhộng 3 - 6 ngày. Vòng đời kéo dài từ 25 - 32 ngày.