Bệnh Rầy xanh trên cây Lạc

Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần nhiều rầy sống tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện.

Rầy có xu tính với ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang. Khi bị khua động rầy có thể nhảy, lẩn trốn nhanh chóng.

Rầy xanh thích nơi khuất gió và ít ánh sáng, ruộng đậu nhiều cỏ dại, kém chăm sóc.

Nếu thời tiết khắc nghiệt như có mưa to kéo dài hay khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sự phát triển của rầy xanh. Khi thời tiết bắt đầu giao mùa thì rầy xanh sẽ sinh trưởng và gây hại mạnh.

Trong nhiệt độ 18 - 30oC, nhiệt độ tăng thì vòng đời ngắn và nằm trong khoảng 137 ngày. Khả năng sinh sản cao nhất ở 30oC. Nhiệt độ khởi điểm phát dục của rầy xạnh là khoảng 14oC.

Ở vùng Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng rầy xanh hại lạc có đến 13 lứa.

Vụ Xuân ở miền Bắc, rầy gây từ giai đoạn lạc đâm tia trở đi. Vụ Thu rầy xanh gây hại năng hơn vụ Xuân. Do mưa nhiều, ẩm, ấm thích hợp cho rầy xanh phát triển.

Rầy xanh gây hại chủ yếu ở phía Bắc.

Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây cây trồng.

Thường xuất hiện trên

Lạc

Triệu chứng

Rầy chích hút dịch theo gân lá và cuống lá. Trong đó, rầy non gây hại nhiều hơn rầy trưởng thành, làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị cháy và mật số rầy cao lá cong, xoăn lại chuyển màu vàng cháy lá. Diện tích tăng dần có thể chiếm gần hết lá.

Cây kém phát triển, rụng hoa, quả non ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt lạc.

Nhận biết sâu hại

Vòng đời rầy xanh từ 18 - 37 ngày.

Trưởng thành (2 - 21 ngày): Thân dài từ 2,5 - 4,0 mm; màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.

Trứng (5 - 8 ngày): Có hình hơi cong như quả chuối tiêu, dài khoảng 0,4 - 0,6 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu.

Rầy non (9 - 11 ngày-mùa Xuân); (7 - 8 ngày-mùa Hè); (14 - 16 ngày-mùa Đông): Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành.