Bệnh Rệp vừng-rệp muội trên cây Lạc

Rệp có sức sinh sản rất lớn, trong điều kiện thuận lợi 1 ngày rệp cái có thể đẻ 10 rệp con và một vòng đời có thể đẻ 60 - 70 con.

Rệp phát sinh quanh năm, mùa hè 5 - 7 ngày/lứa, mùa đông 15 - 20 ngày/lứa.

Ở phía Bắc rệp gây hại nhiều trong vụ Xuân tháng 2 và 3, trong vụ Hè tháng 9 và 10.

Rệp hại nặng trong điều kiện lạc trồng dày, thiếu ánh sáng.

Mật độ rệp cao trong điều kiện không có mưa.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Ớt, Chanh dây, Hoa hồng, Lily, Đồng tiền, Mít, Điều, Dưa lưới, Dưa hấu, Hoa đào, Hoa cúc, Sen ao, hồ, Sen chậu, Bí ngô, Măng tây, Đậu bắp, Mận

Triệu chứng

Rệp trưởng thành và rệp non tụ tập chích hút nhựa ở ngọn, chồi, lá non, nụ hoa và cả cuống hoa, thân. Cây bị hại trong thời kỳ cây con thường không phát triển được ngọn cây bị xoăn lại, lá nhăn nheo hoặc bé nhỏ, quăn lại không bình thường.

Nụ và hoa bị hại thường quắt lại không nở được, quả non bị hại thường không có hạt.

Thiên địch quan trọng đối rệp là họ bọ rùa (Coccinellidae), ruồi ăn rệp (Syrphidae).

Khi mật độ rệp cao, con có cánh bay đi chỗ khác đẻ trứng tạo nên ổ rệp mới. Trong quá trình gây hại, rệp tiết  chất thải chứa đường tạo điều kiện cho loại nấm mốc màu đen phát triển trên thân lá lạc.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành có 2 loại hình: Rệp có cánh và rệp không cánh.

Rệp muội có cánh: Cơ thể màu đen xanh hay vàng.

Rệp muội không cánh: cơ thể màu tím xám hay đen. Ở vùng nhiệt đới rệp đẻ con.