Bệnh Bệnh héo xanh vi khuẩn/Chết ẻo/Chết rút/Chết lụi/Chết nhát/Héo rũ trên cây Lạc

Bệnh do vi khuẩn có tên Pseudomonas solanacearum Smith (Smith) hoặc Ralstoria solanacearum gây ra. Loại vi khuẩn này là ký sinh đa thực và phổ biến ở vùng nhiệt đới.

Nhiệt độ thuận lợi cho bệnh phát triển 24 - 38℃, ẩm độ cao.

Bệnh hại ở tất cả các giai đoạn nhưng gây hại nặng nhất là thời kỳ đâm tia làm quả.

Nguồn bệnh tồn tại trên nhiều cây ký chủ khác nhau do vậy nguồn bệnh thường xuyên có trong đất, cỏ dại và tàn dư cây trồng là nguồn lây lan bệnh từ vụ trước đến vụ sau.

Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây gây bệnh, tấn công vào mạch dẫn  làm hại bó mạch nên cây không thể vận chuyển được nước, dinh dưỡng dẫn đến cây héo, chết.

Bệnh có thể lan truyền do hạt giống, côn trùng trích hút, công cụ chăm sóc, tỉa cây. Bệnh lan qua không khí và nước.

Vụ Xuân: Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tạo quả (65 - 70 ngày) sau gieo .

 Vụ Thu ở các tỉnh phía Bắc: Bệnh thường xuất hiện sớm đầu vụ, trước khi cây ra hoa. Đất đồi trồng 2 vụ lạc liên tục sẽ bị nhiễm bệnh nặng hơn đất chuyên màu.

Bệnh bị nặng hơn ở đất gò đồi ở các tỉnh Bắc Bộ và Đông Nam Bộ chuyên trồng nhiều vụ lạc/năm.

Thường xuất hiện trên

Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Chuối, Lạc, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Ớt, Dưa lưới, Bí ngô

Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu là ở  các mạch dẫn của cây (thân, rễ, cành).

Lá non bị héo rũ đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh khi trời nắng. Ban đêm trời mát lá phục hồi mà không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Thân cây bị héo, lá xanh tái ở một vài cành sau chuyển héo cả khóm cây chuyển màu nâu sẫm, thâm đen và chết. Rễ và quả lạc bị thối đen.

Nhận biết sâu hại

Cây lá bị héo, khi nhổ cây bệnh sẽ cùng toàn thể bộ rễ lên không bị đứt ngang gốc.